TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam

Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9.58.03.02

Nghiên cứu sinh: Ngô Anh Tuấn

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Nguyễn Lương Hải

Cơ sở đào tạo: Trường đại học Giao thông Vận tải

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

  • Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được mô hình các chỉ tiêu mô tả 05 chức năng quản lý áp dụng trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (CSHT GTĐB) tại Việt Nam trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc quản lý chung và điều kiện thực tiễn về quản lý đầu tư công CSHT GTĐB tại Việt Nam. Mô hình bao gồm 9 chỉ tiêu mô tả chức năng lập kế hoạch, 9 chỉ tiêu mô tả chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch, 7 chỉ tiêu mô tả chức năng chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch, 9 chỉ tiêu mô tả chức năng kiểm soát thực hiện kế hoạch, và 6 chỉ tiêu mô tả chức năng phối hợp của các cơ quan trong quá trình hoạt động đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB. Thông qua phân tích và kiểm định thống kê cho thấy mỗi nhóm chỉ tiêu đo lường trong các chức năng quản lý đầu tư công CSHT GTĐB đều cho thấy tính nhất quán nội tại cao hơn ngưỡng tối thiểu được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp giữa mô hình nghiên cứu lý thuyết và mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong việc xây dựng 05 chức năng quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB. Kết quả đạt được có ý nghĩa thống kê là bằng chứng để các chủ thể liên quan tập trung các giải pháp quản lý, các hành vi quản lý và các quyết định quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của từng chức năng quản lý nói riêng và tổng thể các chức năng quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB nói chung.
  • Kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích hồi quy đa biến đã cho thấy mối quan hệ nguyên nhân-kết quả có ý nghĩa thống kê giữa các chức năng quản lý và kết quả thực hiện đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. Theo đó, chức năng lập kế hoạch và chức năng kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch có sự ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu tư công CSHT GTĐB; các chức năng tổ chức, lãnh đạo và phối hợp đều có sự ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả đầu tư công CSHT GTĐB. Kết quả này cho những gợi ý hữu ích đối với các bên liên quan trong việc tập trung nguồn lực, tài nguyên và các giải pháp quản lý để tác động có trọng tâm, tập trung và đồng bộ vào các chức năng quản lý để nhằm đạt được hiệu năng quản lý và kết quả đầu tư công CSHT GTĐB tốt nhất.
  • Mô hình hồi quy thực nghiệm các chức năng quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB có thể giải thích được 57.6% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với Kết quả hoạt động đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. Kết quả này cho thấy mô hình hồi quy thực nghiệm có giá trị tham khảo có ý nghĩa đáng kể trên cơ sở mô hình hồi quy lý thuyết được xây dựng.

 

DOCTORAL THESIS INFORMATION OF PH.D CANDIDATE

Thesis title: Exploring Management Functions in Investment for Road Transportation Infrastructure Construction in Vietnam

Field of the study: Construction Management

Code: 9.58.03.02

Name of the Ph.D candidate: Ngo Anh Tuan

Supervisors: Associate Professor, Dr. Nguyen Luong Hai

Institution: University of Transport and Communications

Summary of the study contributions

  • The research results have successfully developed a model outlining five key management functions applied in the construction of road infrastructure (CSHT GTĐB) in Vietnam, based on the application of general management principles and practical conditions regarding public investment management in CSHT GTĐB in Vietnam. This model comprises nine indicators describing the functions of planning, nine indicators describing the functions of organizing plan execution, seven indicators describing the functions of directing and supervising plan execution, nine indicators describing the functions of controlling plan execution, and six indicators describing the functions of coordination among various agencies during the public investment process for the construction of CSHT GTĐB. Through statistical analysis and testing, it has been revealed that each group of measurement indicators within the public investment management functions for CSHT GTĐB demonstrates a high level of internal consistency beyond the minimum acceptable threshold. The research findings indicate a significant alignment between the theoretical research model and the empirical research model in the development of these five public investment management functions for the construction of CSHT GTĐB. The achieved results serve as statistical evidence for stakeholders to concentrate their efforts on management solutions, management behaviors, and management decisions aimed at enhancing the effectiveness of each individual management function, and, in turn, the overall management of public investment in the construction of CSHT GTĐB.
  • The research results, based on multivariate regression analysis, have demonstrated statistically significant causal relationships between management functions and the outcomes of public investment implementation in the construction of road infrastructure (CSHT GTĐB) in Vietnam. Specifically, the planning and control functions directly influence the results of public investment in CSHT GTĐB. Meanwhile, the organizing, leadership, and coordination functions exert indirect influences on the outcomes of public investment in CSHT GTĐB. These findings provide valuable insights for relevant stakeholders, emphasizing the need to focus resources, assets, and management solutions to strategically, cohesively, and intensively impact the management functions. This, in turn, enhances the overall efficiency of management and the desired outcomes in public investment for CSHT GTĐB in Vietnam.
  • The experimental regression model of public investment management functions in the construction of road infrastructure (CSHT GTĐB) can account for 57.6% of the statistically significant variance in the outcomes of public investment activities in the construction of CSHT GTĐB in Vietnam. This result demonstrates that the experimental regression model holds considerable significance and provides a valuable reference point, compared to the theoretical regression model that was initially constructed.