Theo chức năng, nhiệm vụ được giao và thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 22-3-2016 của Bộ Chính trị “về học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”, đồng thời xuất phát từ yêu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng,
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Thường trực Tổ Biên tập Văn kiện, Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật biên soạn, xuất bản các tài liệu:
- Tài liệu nghiên cứu các văn kiện Đại hội đại biêu toàn quốc lẩn thứ XII của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên). Tài liệu giúp người đọc nắm chắc cơ sở lý luận và thực tiễn của các quan điểm cơ bản trong các văn kiện, vận dụng vào việc chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
- Tài liệu học tập các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Dùng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở). Tài liệu giúp người đọc nắm vững các quan điểm cơ bản của Đảng trong các văn kiện, vận dụng vào thực tiễn công tác, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Tài liệu hỏi - đáp các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Dùng cho đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội và tuyên truyền trong nhân dân). Tài liệu trình bày những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất trong các văn kiện Đại hội XII dưới hình thức hỏi – đáp. Các câu hỏi và trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, người đọc có thể nắm bắt dễ dàng.
- Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ XII của Đảng bổ sung tư liệu, minh họa, làm rõ thêm các luận điểm trong các tài liệu trên, dành cho những người quan tâm nghiên cứu sâu hơn về quan điểm, đưòng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt đối vối cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ tham mưu của Đảng, Nhà nước, các báo cáo viên, những người nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị (các viện nghiên cứu, giảng viên thuộc hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị, các trường đại học, cao đẳng...).
- Tài liệu Những điểm mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cung cấp những luận cứ, luận giải những điểm mới; giúp cho cán bộ, đảng viên và người đọc có cơ sở để nghiên cứu, nắm vững những nội dung mới trong quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các tài liệu này khó tránh khỏi thiếu sót do phải khẩn trương biên soạn và xuất bản nhằm phục vụ kịp thời việc học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Rất mong các đồng chí và bạn đọc đóng góp ý kiến.
Xin trân trọng giới thiệu Tài liệu hỏi - đáp các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Dùng cho đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội và tuyên truyền trong nhân dân) cùng bạn đọc.
Tháng 3 năm 2016
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
*********************************************************
Câu hỏi 1: Đại hội XII của Đảng có ý nghĩa, tầm quan trọng và nhiệm vụ như thế nào?
Trả lời:
Đại hội lần thứ XII của Đảng họp vào thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; trải qua 5 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, 2 năm thực hiện Hiến pháp năm 2013, 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới.
Để thực hiện mục tiêu cao cả đó, Đại hội đã thảo luận và thông qua những chủ trương, quyết sách quan trọng, có giá trị định hướng và chỉ đạo sâu sắc toàn bộ quá trình triển khai tổ chức thực hiện phượng hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội XII của Đảng có ý nghĩa rất trọng đại, định hướng, cổ vũ và động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong 5 năm tới: tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (2011-2015); nhìn lại 30 năm đổi mới; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm 2016-2020; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khoá XI; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
Chủ để và phương châm chỉ đạo của Đại hội XII của Đảng
Mỗi kỳ Đại hội Đảng đều có một chủ đề. Chủ đê Đại hội XII của Đảng là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, Ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đây cũng là tiêu đề của Báo cáo chính trị tại Đại hội.
Phương châm chỉ đạo Đại hội XII của Đảng là:
“Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới”.
Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI được đánh giá như thế nào
Những thành quả quan trọng được thể hiện trên các mặt sau đây:
- Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên.
- Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát.
- Tăng thưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kình tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện, bước đầu đạt kết quả tích cực.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh.
- Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
- Bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu có những chuyển biến tích cực.
- Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.
- Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy.
- Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thông chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng.
- Quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả được nâng lên. Đã thể chế hoá kịp thời Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), xây dựng, ban hành Hiến pháp năm 2013 và nhiều bộ luật, luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII.
Những hạn chế, khuyết điếm qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI?
- Đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện.
- Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được.
- Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5 năm trước, không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
- Thể chế kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, chưa có cơ chế đột phá để thúc đẩy phát triển; cơ cấu nguồn nhân lực mất cân đối, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ tiếp tục là những yếu tố cản trở sự phát triển.
- Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế chậm được khắc phục.
- Quản lý và sử dụng tài nguyên, môi trường còn bất cập.
- Đòi sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
- Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi.
- Tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm.
- Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chuyên biến chậm.
- Công tác dự báo, hoạch định và lãnh đạo tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý phát triển xã hội còn nhiều bất cập.
Câu hỏi 5: Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI?
Trả lời:
* Nguyên nhân khách quan:
- Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tê toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh.
- Những diễn biến mới rất phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, tình hình căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch.
* Nguyên nhân chủ quan (là trực tiếp và quyết định nhất):
- Do chưa đánh giá và dự báo đầy đủ về một số khó khăn, hạn chế và những yếu kém vốn có của nền kinh tế vào cuối nhiệm kỳ khoá X, nên Đại hội XI đề ra một số chỉ tiêu, nhiệm vụ khá cao.
- Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa giải đáp được kịp thời một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới.
- Nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở một số nơi chậm được khắc phục.
- Năng lực dự báo còn hạn chế, cho nên một số chủ trương, chính sách, giải pháp đề ra chưa phù hợp.
Câu hỏi 6: Những kinh nghiệm rút ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI?
Một là, phải hết sức chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phải phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo sự nhất trí trong Đảng và đồng thuận xã hội; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân.
Hai là, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, bám sát thực tiễn của đất nước và thế giới; đồng thời nắm bắt, dự báo những diễn biến mới để kịp thời xác định, điều chỉnh một số chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp. Phải coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; chỉ đạo quyết liệt, kiên trì, sáng tạo để tổ chức thực hiện thắng lợi những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Ba là, gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm: xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.
Bốn là, kiên trì thực hiện các mục tiêu lâu dài, các nhiệm vụ cơ bản, đồng thời tập trung các nguồn lực thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ cấp bách, trước mắt, giải quyết dứt điểm những yêu kém, ách tắc, tạo đột phá để giữ vững và đẩy nhanh nhịp độ phát triển.
Năm là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu cao nhất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Câu hỏi 7: Đại hội XII của Đảng đã đánh giá tổng quát những thành tựu và hạn chế,khuyết điểm..
Trả lời: Ba mươi năm đồi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc. toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đáng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tố quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yêu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Câu hỏi 8: Qua 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu gì?
Trả lời:
Một là, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quôc tế.
Hai là, kinh tê tăng trưởng khá, nền kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa - xã hội có bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi.
Ba là, dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cô" và tăng cường.
Bốn là, công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thông chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Năm là, quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng đế nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Nguyên nhân của những thành tựu trên đây là do: Đảng ta có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân ủng hộ, tích cực thực hiện. Đảng ta đã nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thông dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời nhạy bén, sáng tạo, kịp thời đưa ra những chủ trương, quyết sách phù hợp cho từng giai đoạn cách mạng, khi tình hình thế giới và trong nước thay đổi. Đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện đường lối đổi mới. Sự nghiệp đối mới được bạn bè quốc tế ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ.
Nguồn http://baothainguyen.org.vn/