ĐẢNG BỘ KHỐI ĐH-CĐ HÀ NỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT
Hà Nội, ngày…. tháng 11 năm 2014
BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ NHIỆM KỲ 2010- 2015 TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TRƯỜNG LẦN THỨ 29 (NHIỆM KỲ 2015- 2020)
PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG BỘ NHIỆM KỲ 2010- 2015
I. TÌNH HÌNH CHUNG:
1. Bối cảnh quốc tế và trong nước:
Đại hội Đảng bộ trường lần thứ 28 (nhiệm kỳ 2010- 2015) được tổ chức tháng 5 năm 2010. Năm năm qua, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 28 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến rất phức tạp và khó lường. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Xung đột xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là tình hình căng thẳng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Ở trong nước, việc xây dựng, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền được chú trọng. Thể chế, chính sách, pháp luật ngày càng hoàn thiện. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế được triển khai quyết liệt. Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao. Tốc độ đổi mới công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu. Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo và tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP còn thấp so với các nước trong khu vực. Bội chi ngân sách còn cao. Nợ công tăng nhanh. Tái cơ cấu đầu tư công triển khai chậm, nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn còn lớn; việc thu hút đầu tư ngoài nhà nước vào phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế. Nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp. Việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên có những hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Mặc dù khó khăn, thách thức còn nhiều nhưng Đảng và Nhà nước tiếp tục xác định giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi ngân sách; việc huy động các nguồn lực xã hội giành cho giáo dục được quan tâm. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Quản lý khoa học – công nghệ có đổi mới, thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khoa học- công nghệ.
Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo trong tình hình mới, BCH Trung ương Đảng đã có Nghị quyết 29 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 296/ 2010/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục Đại học giai đoạn 2010- 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Nghị quyết 05/BCS của Ban cán sự Đảng và Chương trình hành động của Bộ triển khai thực hiện Chỉ thị 296/2010/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 mà Chính phủ đã ban hành. Những giải pháp đó bước đầu đã tạo sự chuyển biến tích cực, đã có đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
Tuy vậy, chất lượng giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa thực sự chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, năng lực cạnh tranh còn thấp. Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục còn chậm được khắc phục, gây bức xúc trong xã hội.
2. Tình hình Nhà trường:
(xin mời xem chi tiết tại file đính kèm)